14:13 15/10/2018

Chắc hẳn không phải ai cũng biết đến cấu tạo mũ bảo hiểm mặc dù đây là một phụ kiện rất đỗi quen thuộc với hầu hết mọi người trong đời sống hằng ngày. Ngoài những bộ phận có thể dễ dàng nhìn thấy như quai, xốp và miếng lót, mũ bảo hiểm còn có một số bộ phận ít ai chú ý đến. Hãy cùng Thắng Lợi tìm hiểu về các bộ phận của mũ bảo hiểm cũng như chức năng của những bộ phận này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Cấu tạo mũ bảo hiểm và chức năng của từng thành phần

Thật không khó để có thể nhận thấy cấu tạo mũ bảo hiểm gồm 3 phần chính, mỗi phần có những đặc điểm và chức năng khác nhau. Nhưng tùy vào từng loại với thiết kế khác nhau và để bảo vệ tốt phần đầu của người đội, chỉ có các bộ phận này thôi là chưa đủ, vì vậy, thực chất cấu tạo của mũ gồm có nhiều phần hơn, gồm 7 chi tiết chính có thể liệt kê dưới đây:

  • Vỏ

Một trong những phần có thể dễ dàng nhìn thấy và quan trọng nhất của mũ bảo hiểm chính là phần vỏ. Chức năng chính của phần này là chống va đập từ bên ngoài, từ đó bảo vệ tốt phần đầu khỏi các tác động mạnh khi xảy ra va chạm. Ngoài ra, vò còn có các chức năng phụ như che chắn phần đệm xốp bên trong, giúp tăng tuổi thọ trong quá trình sử dụng và đồng thời là phần thường được trang trí bởi đa dạng màu sắc và họa tiết giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn nhằm tăng tính thẩm mỹ và thể hiện phong cách cá nhân. Vì chức năng chính là bảo vệ đầu, nên vỏ thường được làm bằng những chất liệu có độ cứng cao. 

  • Xốp mũ bảo hiểm

Đây là phần có vai trò quan trọng không kém so với vỏ mũ, phần mút xốp có chức năng chính là hấp thụ năng lượng khi gặp các tác động mạnh như va đập từ đó làm giảm các tác động tiêu cực từ va đập lên toàn bộ vùng đầu cũng như hạn chế khả năng gây chấn thương khi gặp va chạm. Chi tiết này được tạo thành từ những hạt nhựa nhỏ liên kết với nhau thành cấu trúc dạng bọt với độ bền cao. Chính vì cấu trúc đặc biệt của loại nhựa này mà khi va đập, mút xốp có khả năng nén lại để hấp thụ năng lượng và đàn hồi trở lại trạng thái ban đầu. Ngoài tác dụng hấp thụ năng lượng khi va đập, phần này còn có tác dụng cách nhiệt giữ cho phần đầu luôn có cảm giác mát mẻ, thoải mái.

Cấu tạo mũ bảo hiểm

Các thành phần của mũ bảo hiểm

 

  • Vải lót

Vải lót là một thành phần với chức năng chính là tạo cảm giác êm ái cho phần đầu cũng như tạo sự thoải mái cho tóc và da đầu. Phần xốp có cấu tạo từ các hạt nhỏ tạo nên bề mặt sần sùi, chính vì vậy có thể tạo ra ma sát và khiến phần tóc, da đầu bị khó chịu, vì vậy phần lót với chất liệu thoáng mát, mềm mại có khả năng giảm ma sát giúp bảo vệ tóc và da đầu tốt hơn. Ngoài ra, chất liệu tạo nên phần này cũng có khả năng thấm hút tốt, giúp giữ cho da đầu luôn trong trạng thái khô ráo khi sử dụng trong thời gian dài hoặc dưới thời tiết oi bức, hạn chế các bệnh liên quan đến da đầu.

  • Quai nón bảo hiểm

Một bộ phận quan trọng giúp mũ nằm ổn định, khó bị xê dịch khi di chuyển hoặc rơi ra khi xảy ra va chạm là phần quai đeo. Thường được làm bằng chất liệu như nylon hoặc polyester, đây là những chất liệu khá chắc chắn nhưng vẫn mềm mại, tránh gây cọ xát khi đeo, tạo cảm giác dễ chịu cho những vùng như má và hàm khi đeo. Ngoài ra, phần dây này còn có thể điều chỉnh độ dài, giúp người đội tự do tùy chỉnh độ dài dây phù hợp với kích thước đầu và hình dạng khuôn mặt. 

  • Khóa mũ

Là bộ phận thuộc hệ thống dây đeo, dùng để giữ chặt phần quai với chức năng cố định, tránh bị tuột hoặc rơi mũ khi di chuyển với tốc độ cao. Phần khóa thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại và có 3 loại chính, gồm: Khóa cài là loại có cấu tạo đơn giản và phổ biến nhất. Loại có cấu tạo phức tạp và an toàn hơn chính là khóa lẫy gồm có một chốt và một lẫy, hoạt động bằng cách gạt phần lẫy để có thể mở và đóng khóa. Khóa microlock la loại khóa có mức độ an toàn cao nhất gồm có phần dây đai và khóa cài, hoạt động bằng cách điều chỉnh dây đai vừa vặn với đầu, khi chỉnh đúng độ dài dây đai thì khóa sẽ tự động đóng và giữ mũ bảo hiểm cố định tốt trên đầu. 

Cấu tạo mũ bảo hiểm

Thành phần mũ bảo hiểm che kín đầu

 

  • Miếng lót mũ bảo hiểm cho cằm và má

Đây là phần dành riêng cho các loại mũ che phủ cằm và toàn bộ khuôn mặt như loại fullface. Phần cằm của dòng fullface có chức năng che chắn phần cằm và giúp mũ nằm cố định tốt hơn khi di chuyển, nhưng phần này thường được làm bằng nhựa, vì vậy phần lót cằm được thêm vào giúp giảm ma sát và tạo sự êm ái cho vùng cằm. Hơn nữa, phần lót cằm này còn giúp giảm khoảng trống ở cằm, giúp mũ ôm sát hơn vào mặt từ đó tăng khả năng bảo vệ đối với đầu và mặt khi đội. Chất liệu tạo nên phần lót này tương tự với phần vải lót, thường được làm bằng cotton hoặc polyester với khả năng thấm hút tốt, giúp bảo vệ làn da và thoát khí khi sử dụng dưới thời tiết nắng nóng. Tương tự với lót cằm, phần lót má cũng có chức năng bảo giúp giảm ma sát và tạo sự thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên, phần lót má ôm sát vào má và tai, do đó còn có thêm chức năng giảm tiếng ồn khi di chuyển với tốc độ cao.

  • Hệ thống thông gió

Khi đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài không tránh khỏi tình trạng bí bách vùng đầu do không có gió và không khí lưu thông bên trong, dù cho có phần lót với khả năng thấm hút tốt cũng có thể gây ra những sự khó chịu nhất định. Do đó, ngày nay cấu tạo mũ bảo hiểm thường có hệ thống thông gió với chức năng chính là lưu thông không khí bên trong giúp phần đầu luôn được khô thoáng và mát mẻ. Hơn nữa, vì có khả năng lưu thông nên phần này cũng giúp giảm nhiệt độ và mồ hôi khi di chuyển dưới thời tiết nắng nóng, tạo cảm giác thoải mái và tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển có khả năng gây các bệnh liên quan đến da đầu. 

 Xem thêm Cách chọn các loại nón bảo hiểm đẹp, chất lượng cao

2. Các bộ phận của mũ bảo hiểm phần phụ kiện

Các bộ phận của mũ bảo hiểm giúp mũ có thể tích hợp nhiều chức năng giúp phần đầu cảm thấy thoải mái và bảo vệ toàn diện hơn những bộ phận ở vị trí này khi di chuyển. Một số phụ kiện thường được sử dụng kèm theo có thể được kể đến như sau:

  • Nút

Không khó để nhìn thấy những phần nút, hay còn được gọi là ốc vít của mũ bảo hiểm, phần này thường được dùng để cố định phần dây đeo với vỏ một cách chắc chắn, thường được làm từ nhựa hoặc kim loại. Ngoài có tác dụng cố định dây đeo nó còn có một số công dụng khác như cố định phần xốp và vỏ, dùng làm khuy để kết nối phần lưỡi trai, kính, dây đeo kính hoặc cũng có thể dùng làm phụ kiện trang trí. Tuy là phụ kiện nhưng đây cũng là bộ phận có vai trò khá quan trọng và dễ hư hỏng, do đó cần kiểm tra và thay nút định kỳ để đảm bảo mũ có thể sử dụng trong thời gian dài

  • Kính

Kính là một phụ kiện rất được ưa chuộng, ngày nay kính có nhiều loại, nhưng một số loại phổ biến gồm kính chắn gió, kính che ánh nắng, kính màu và kính 2 lớp. Hơn nữa, kính còn được tích hợp nhiều tính năng khác nhau, ngoài khả năng chống bụi, mưa, gió còn có thêm các chức năng khác như chống ánh nắng, chống tia cực tím. Mục đích chính khi sử dụng kính là giúp che chắn mắt, cải thiện tầm nhìn, một số tác dụng khác của bộ phận này có thể kể đến như tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ da vùng mặt… Đây là một bộ phận cũng như một loại phụ kiện góp phần giữ an toàn toàn diện phần đầu khi đội mũ.

  • Lưỡi trai (mái che)

Trong trường hợp bạn không sử dụng kính, thì phần lưỡi trai là bộ phận được dùng thay thế cho kính, thường được làm bằng các chất liệu như nhựa ABS, polycarbonate, da và vải. Tuy nhiên, chất liệu được sử dụng phổ biến là nhựa ABS và polycarbonate do có độ cứng cáp và độ bền cao. Với chức năng chính là che nắng, vùng được bảo vệ khỏi ánh nắng tốt nhất .là mắt và mũi, ngoài ra lưỡi trai còn là một bộ phận tô điểm cho phần trán mũ, làm tăng tính thẩm mỹ khi sử dụng. Tuy nhiên, vì mức độ che chắn không quá rộng cũng như không tích hợp được nhiều tính năng, nên sử dụng kính nếu mong muốn che chắn tốt vùng mặt.

Các bộ phận của mũ bảo hiểm

Phụ kện của mũ

 Xem thêmMua và lấy sỉ nón bảo hiểm ở đâu tại TP.HCM

 3. Cấu tạo nón bảo hiểm đạt chuẩn gồm những đặc điểm nào

Cấu tạo nón bảo hiểm đạt chuẩn cần có những đặc điểm phải đáp ứng các quy định về chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ. Người tham gia giao thông hẳn đã quá quen thuộc với việc đội nón bảo hiểm và tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm đạt chuẩn. Vậy làm sao để nhận biết đâu là sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, một số đặc điểm của sản phẩm đạt chuẩn qua những đặc điểm dưới đây: 

  • Các thành phần chính

Nón bảo hiểm phải có đầy đủ 3 bộ phận chính gồm: Vỏ phải dày ít nhất 2mm với khả năng chịu lực tác động tối thiểu 30kg, ngoài ra vì là phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, có thể gặp phải những môi trường nắng nóng nên phần này cần có khả năng chịu được sức nóng tốt. Lớp đệm hấp thụ xung đột là phần quan trọng trong các thành phần, giúp giữ an toàn đầu bằng cách phân tán lực, mật độ xốp tối thiểu của lớp đệm này là 45kg/m3 và dày ít nhất 25mm, đối với phần này, mật độ xốp càng cao thì khả năng hấp thụ tác động càng tốt. Dây quai là một trong 3 bộ phận chính cần có của nón, yêu cầu chung của phần này là có thể điều chỉnh độ dài cho vừa vặn với kích thước đầu, khả năng chịu lực cao (chịu được lực kéo tối thiểu 30kg) và đặc biệt không gây hại cho da. 

  • Chất liệu

Chất liệu sản xuất cũng được quy định rõ nhằm đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, các chất liệu được được quy định gồm: Nhựa ABS là một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến bởi khả năng chịu lực va đập tốt và độ bền cao, ngoài ra polycarbonate và sợi thủy tinh cũng là những chất liệu được khuyến khích sử dụng trong sản xuất nón theo quy chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Lớp xốp phải được làm từ chất liệu EPS là một loại vật liệu đáp ứng khả năng hấp thụ và phân tán lực tốt. Lớp lót phải được làm từ các chất liệu có độ êm ái và không gây hại cho tóc, da đầu như cotton và nỉ. Polyester và nylon là 2 loại chất liệu thường được dùng trong sản xuất dây quai bởi độ bền cao và chịu lực tốt. 

  • Tem kiểm định

Tem kiểm định là một phần không thể thiếu trên các sản phẩm đạt chuẩn, đây là một trong những đặc điểm giúp phân biệt giữa loại chất lượng và kém chất lượng. Các thông tin trên tem cần phải ghi một cách rõ ràng và bền (khó bị phai mờ bởi các tác động). Những thông tin cần có trên tem như: Tên sản phẩm, cần phải có cụm từ “Nón bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy”. Tên và địa của nơi sản xuất hoặc tên và địa chỉ của tổ chức nhập khẩu và phân phối đối với sản phẩm nhập khẩu. Xuất xứ, kích cỡ và thời gian sản xuất. 

Cấu tạo nón bảo hiểm

Nón đạt chuẩn

Ngoài ra một số những đặc điểm của cấu tạo nón bảo hiểm đạt chuẩn có thể nhận thấy như bề mặt của các bộ phận được lắp vào nón phải nhẵn, không có vết nứt, các chi tiết không có cạnh sắc, nhọn. Phần đinh tán hoặc ốc không được quá cao so với bề mặt ngoài (không được cao hơn bề mặt 2mm). Đây là những đặc điểm dễ dàng nhìn thấy và so sánh 

 Xem thêm Nón bảo hiểm quà tặng

 4. 60 chức năng của nón bảo hiểm

60 chức năng của nón bảo hiểm bao gồm những chức năng thường thấy và những chức năng ít người biết đến. Vậy những chức năng này là gì, hãy cùng Thắng Lợi liệt kê qua dưới đây:

  1. Tuân thủ luật giao thông
  2. Giảm nguy cơ bị phạt khi tham gia giao thông
  3. Giảm nguy cơ tử vong khi gặp va chạm
  4. Bảo vệ sức khỏe tốt
  5. Bảo vệ đầu
  6. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về da đầu
  7. Giữ ấm cho vùng đầu
  8. Hạn chế chấn thương sọ não
  9. Hạn chế cảm giác đau đầu
  10. Bảo vệ tóc khỏi bụi bẩn
  11. Chống ẩm mốc cho vùng đầu
  12. Giữ tóc gọn gàng
  13. Bảo vệ mắt khỏi mưa, khói bụi
  14. Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc
  15. Chống lóa khi di chuyển
  16. Giảm sự hạn chế tầm nhìn
  17. Bảo vệ mặt khỏi các tác động khi di chuyển
  18. Bảo vệ da khỏi tia UV
  19. Hạn chế sự xuất hiện của vết nám trên da
  20. Bảo vệ da khỏi tình trạng nóng, rát hoặc bỏng da
  21. Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn
  22. Che mưa
  23. Tạo cảm giác an toàn khi điều khiển phương tiện
  24. Tăng khả năng tập trung
  25. Tiết kiệm chi phí y tế
  26. Nâng cao ý thức an toàn giao thông
  27. Mang lại sự yên tâm cho người thân 
  28. Tạo phong cách cá nhân
  29. Có nhiều màu sắc
  30. Có nhiều thiết kế
  31. Có khả năng điều chỉnh kích thước
  32. Có thể dễ dàng vệ sinh
  33. Có thể tự do hay đổi phụ kiện
  34. Có thể gắn kèm camera ghi hình
  35. Có thể tích hợp gắn tai nghe
  36. Có thể gắn quạt thông gió
  37. Khả năng chống tia UV
  38. Chống nắng tốt cho vùng đầu
  39. Bảo vệ vùng cằm khỏi va đập
  40. Được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
  41. Có khả năng chống bám dính
  42. Chống bụi bẩn tốt
  43. Phần lưỡi trai có khả năng làm mát vùng mắt và mũi
  44. Phần kính hạn chế nguy cơ mắc bệnh về mũi
  45. Giảm nguy cơ mắc bệnh về da
  46. Giảm ma sát của đầu với mặt đất khi va chạm
  47. Hạn chế nguy cơ rụng tóc
  48. Giảm khả năng tử vong khi xảy ra tai nạn
  49. Hạn chế để lại vết thương cho mặt khi xảy ra tai nạn
  50. Có thể giảm nhiệt độ nhờ hệ thống thông gió
  51. Có thể thiết kế riêng cho từng người với đa dạng kiểu dáng
  52. Có khả năng cách điện tốt
  53. Làm tấm gương tốt cho trẻ nhỏ
  54. Tạo hình ảnh tốt với người khác khi tham gia giao thông
  55. Nâng cao trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội
  56. Bảo vệ đầu khỏi sức nóng từ môi trường
  57. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư da
  58. Giảm nếp nhăn vùng mắt do nheo mắt khi đi nắng
  59. Bảo vệ sức khỏe cho người khác
  60. Giảm tối thiểu khả năng gây ra tai nạn cho bản thân và người khác

Cấu tạo mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm Thắng Lợi

Qua bài viết về cấu tạo mũ bảo hiểm của Thắng Lợi, có thể thấy ngoài những bộ phận thường thấy như vỏ, dây, xốp, còn có những thành phần khác với các công dụng riêng biệt, nhưng nhìn chung chúng đều góp phần vào việc bảo vệ vùng đầu một cách toàn diện. Đồng thời, tìm hiểu 60 chức năng của mũ bảo hiểm tạo cái nhìn toàn diện hơn về khả năng bảo vệ cũng như lợi ích của việc sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.