1.Bước 1: Chọn lựa nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng bậc nhất trong quy trình sản xuất mũ để quyết định đến chất lượng của mũ bảo hiểm. Theo đó, tại Thắng Lợi chúng tôi luôn lựa chọn nguồn nguyên liệu cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài.

  • Đối với vỏ mũ: nguyên liệu chính là hạt nhựa ABS cao cấp với tuổi thọ lâu dài, chịu được tác động mạnh ở bên ngoài, chống va đập tốt. Bên cạnh đó, khi sử dụng hạt nhựa ABS sẽ giúp chống đâm xuyên thủng tốt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng. So với việc sử dụng sợi carbon hay sợi thủy tinh thì nhựa ABS tốt mà rẻ hơn nhiều, nhờ vậy mà giảm giá thành của mũ lên tối đa.
  • Đối với phần lót: tại Thắng Lợi sẽ ưu tiên sử dụng hạt xốp EPS để làm phần lót mũ. Bởi đặc tính của chất liệu này là khả năng hấp thụ xung đột khá tốt, giúp bảo vệ đầu và não người dùng một cách an toàn.
  • Phần vải lót mũ bên trong: với chi tiết này nhà sản xuất sẽ sử dụng vải cotton mềm khi đội sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu
  • Dây mũ: được làm từ vải có độ co giãn tốt, gắn cố định vào thân mũ bằng đinh tán.
  • Những bộ phận khác như: kính, giá đỡ kính, khóa mũ, móc kéo dây, vành mũ,...đều được chọn lựa kỹ lưỡng nguyên liệu để sản xuất nón. Đảm bảo mang về tổng thể chiếc nón chất lượng và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Bước 1: Chọn lựa nguyên liệu sản xuất
2.Bước 2: Lên ý tưởng thiết kế mũ bảo hiểm

Tùy theo mục đích khác nhau mà sẽ được thiết kế làm mũ bảo hiểm theo phong cách, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc khác nhau. Ví dụ: nếu như phục vụ cho chương trình marketing của doanh nghiệp thì công ty kinh doanh dòng sản phẩm mũ bảo hiểm sẽ phải đảm bảo mẫu thiết kế phải truyền tải được thông tin mà công ty muốn gửi gắm. Phần logo, tên doanh nghiệp trong quá trình làm mũ cũng cần cẩn thận để chiếc mũ có thể thể hiện được logo nổi bật nhưng không kém phần tinh tế, tạo nên sự khác biệt. Một số những mẫu nón bảo hiểm thông dụng nhất hiện nay được nhiều khách hàng sử dụng như: nón nửa đầu, nón 1/2 (Half-Face), nón 3/4 (Open-Face), nón trùm đầu (Full-Face), nón lật hàm (Flip-Up) đều có cấu tạo đảm bảo an toàn, đặc biệt những sản phẩm này đều có giá thành vừa phải, không quá cao nên phù hợp với việc sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Bước 2: Lên ý tưởng thiết kế mũ bảo hiểm
3.Bước 3: Ép phôi nón

Vỏ nón được làm từ nhựa ABS xuất xứ Hàn Quốc/Đài Loan đảm bảo chịu được va đập mạnh, hạt nhựa sẽ được nung nóng ở nhiệt độ cao, sau đó sẽ dùng máy ép chuyên dụng để ép thành phôi nón chất lượng cao. Nhựa ABS là loại nhựa dẻo có tính bền và chịu được áp lực khi nung lên, nguyên liệu này cũng được chọn lựa kỹ càng từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho ra lò để đảm bảo hiệu quả nhất định và đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao trước khi đưa ra thị trường sử dụng. Công đoạn ép phôi nón đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì đây là bộ phận chính giúp nón bảo vệ an toàn cho người đội mũ.

Bước 3: Ép phôi nón
4.Bước 4: Ép xốp nón

Xốp bên trong nón được làm từ loại hạt xốp nhựa chất lượng cao đã qua đạt tiêu chuẩn trước khi ép. Thành phần chính sử dụng cho ruột nón chính là hạt xốp nhẹ EPS Đài Loan- một loại hạt được sử dụng nhiều khi gia công thú bông hay ruột gối ngủ. Mục đích sử dụng hạt này cũng vì hạt có tác dụng giảm xung chấn khi có tác động lực, cách âm, cách nhiệt tốt, êm ái khi đội vào đầu, thấm hút mồ hôi tốt là những ưu điểm mà chất liệu này mang lại. Ở bước này, các chuyên viên sẽ ép ruột xốp trên một khuôn mẫu có sẵn, giúp các hạt xốp kết dính lại với nhau thành hình khối một cách dễ dàng và chắc chắn.

 

Bước 4: Ép xốp nón
5.Bước 5: Ép quai đeo và lưỡi

Dùng máy ép chuyên dụng để tạo ra các bộ phận của mũ bảo hiểm như quai đeo, vành nón, khóa cãi,...Tùy theo từng loại mẫu mã của mũ sẽ có những khâu trong quy trình sản xuất mũ kiện sẽ khác nhau. Để những phụ kiện mũ này luôn được bền đẹp thì tại các nhà máy sản xuất cũng sẽ sử dụng những nguyên liệu tốt nhất. Ngoài ra, cách tạo ra các phụ kiện có trên mũ như lưỡi trai hay quai đeo bằng thủ công khiến công đoạn này tốn rất nhiều thời. Đặc biệt, một số chi tiết cần chú ý, cảnh giác cao ở bước này như: sợi nilon được làm quai nón cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp trước khi thành phẩm được tạo ra để nón có kích thước quai hợp lí có thể ôm sát đầu người đội, không bị xê dịch khi di chuyển, chịu được lực kéo mạnh và bền.

Bước 5: Ép quai đeo và lưỡi
6.Bước 6: Sơn nón

Mỗi công ty sẽ có một công nghệ sơn khác nhau, riêng tại Thắng Lợi sẽ sử dụng kĩ thuật pha sơn đặc biệt, đảm bảo màu sắc giống với màu yêu cầu của khách hàng nhất. Son được sử dụng ở công đoạn này cũng sẽ sử dụng loại sơn chất lượng có độ phủ bóng cao và bền màu với thiết kế bên ngoài. Màu sắc và mẫu mã của nón cũng khá đang dạng tùy theo yêu cầu của từng đơn hàng khác nhau. Để sản xuất được loại sơn nón đảm bảo uy tín, công nhân sẽ dùng loại sơn chuyên biệt dành riêng để sơn nón bảo hiểm, bảo hành màu sơn đến 2 năm khi sơn. Đặc biệt , công nhân tại Thắng Lợi còn rất tỉ mỉ và đều tay để tránh lưu lại các hình vân không đẹp mắt trên bề mặt nón. Thời gian sơn nón cũng khá quan trọng, phải đảm bảo phù hợp để sơn có thể khô kịp lúc trước khi qua công đoạn khác.

 

Bước 6: Sơn nón
7.Bước 7: In logo - nội dung quảng cáo

Những họa tiết, hoa văn, logo, nội dung quảng cáo thường được in bằng chất liệu decal nước hoặc cao cấp hơn là chất liệu offset phủ màng decal. Với chất liệu này đảm bảo logo quảng cáo sẽ không bị bong tróc, sắc nét, đảm bảo lưu giữ được mẫu thiết kế nguyên bản. Ở giai đoạn này, các công nhân sản xuất sẽ rất cẩn thận để tạo ra một thiết kế logo đúng như khách hàng yêu cầu.

Bước 7: In logo - nội dung quảng cáo
8.Bước 8: Phủ sơn

Ngoài lớp sơn chính tạo nên màu nón, để đảm độ bóng đẹp cho nón người thợ cần sơn thêm một lớp sơn phủ bóng bảo vệ bên ngoài. Bước sơn lớp trong quy trình sản xuất này sẽ giúp kéo dãn thời gian để chắc rằng lớp sơn chính đã kịp khô hoàn toàn. Lớp sơn bóng cực kỳ quan trọng để bảo vệ lớp sơn chính không bị các tác động thời tiết xấu ảnh hưởng đến màu sơn. Loại sơn dùng để phủ bên ngoài tại Thắng Lợi cũng sẽ sử dụng loại sơn tốt nhất để tạo độ bền màu cho các thành phẩm khi bán ra thị trường.

 

Bước 8: Phủ sơn
9.Bước 9: Lắp ráp nón và hoàn thiện

Sau khi đợi lớp sơn hoàn toàn khô, nón sẽ được chuyển sang công đoạn bắn lỗ và lắp ráp nón để cho ra thành phẩm cuối cùng. Để đảm bảo các phụ kiện của nón bảo hiểm được cố định và chắc chắn, công nhân của Thắng Lợi sẽ tiến hành các công đoạn như lắp ráp dây quai, lắp mỏ nón, kết nón và bo nón. Sau đó, các bước như tán ốc cố định, gắn phần lưới trai vào nón sẽ được thực hiện vào tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh.

 

Bước 9: Lắp ráp nón và hoàn thiện
10.Bước 10: Kiểm hàng

Như vậy là kết thúc các quy trình tạo ra chiếc mũ bảo hiểm tại Thắng Lợi. Tiếp đến sẽ chuyển sang quy trình kiểm định thành phẩm trước khi đem bán ra thị trường. Kiểm hàng cũng là công đoạn quan trọng không kém phần sản xuất mũ nón bảo hiểm. Người kiểm tra sẽ đánh giá lại chất lượng từng mũ để xem đã đúng quy cách và đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng và độ an toàn hay chưa. Tất cả các nón đạt chuẩn sẽ được dán tem hợp quy. Nếu sản phẩm chưa đạt chuẩn sẽ bị thu hồi và trả về bộ phận sản xuất.

 

Bước 10: Kiểm hàng
11.Bước 11: Đóng hàng

Vậy tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất ra mũ bảo hiểm của công ty Thắng Lợi đã được hoàn thành. Những chiếc mũ thành phẩm sẽ được bao bì, dán nhãn mác đầy đủ và đóng hộp để đến tay người tiêu dùng. Tùy theo yêu cầu khác nhau mà công ty sẽ tạo ra những loại mũ với thiết kế khác nhau. Bên cạnh đó, chất lượng mũ đảm bảo sẽ giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, đồng thời mẫu mã cũng đa dạng để bạn có thể lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của mỗi khách hàng.

 Xem thêm Công ty sản xuất mũ bảo hiểm theo yêu cầu Thắng Lợi

Bước 11: Đóng hàng