10:54 16/11/2018

Bất cứ món đồ nào cũng cần được sử dụng và bảo quản đúng cách. Dạy cho trẻ cách sử dụng và bảo quản nón bảo hiểm trẻ em là việc làm hữu ích, vừa giúp trẻ biết tầm quan trọng của nón bảo hiểm, lại vừa hình thành cho trẻ ý thức giữ gìn tài sản cá nhân.

1. Dạy cho trẻ cách sử dụng nón bảo hiểm

Sử dụng nón bảo hiểm đối với người lớn không có gì khó khăn. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta mặc định rằng trẻ cũng tự nhiên biết được các thao tác ấy.

Bạn hãy chỉ cho bé cách đội ngay ngắn, cẩn thận, cài quai nón đúng quy cách để tăng cao sự an toàn khi đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra, bạn cũng nên hướng dẫn bé thu ngắn hoặc nới dài quai cố định, sao cho cảm thấy an toàn và thoải mái nhất.

Cách tốt nhất là bạn hãy tạo dựng nên 4 bước đội mũ bảo hiểm đúng cách để kích thích trẻ học hỏi và dễ ghi nhớ.

Người lớn nên hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng nón bảo hiểm để trẻ chủ động trong việc đó

Khi hướng dẫn trẻ sử dụng nón bảo hiểm, bạn cũng nên tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái, để trẻ cảm thấy vui thích và hứng khởi. Bạn có thể tham khảo các clip đội mũ bảo hiểm cho trẻ để giúp bé dễ tiếp thu hơn.

Điều này sẽ có tác động đến tâm lý của trẻ, đặc biệt là các bé còn nhỏ tuổi. Nếu có thể, bạn cũng nên cho trẻ biết về những nơi mà bạn đã đặt nón bảo hiểm trẻ em, quy trình làm ra nó, các công đoạn phức tạp để tạo ra một chiếc mũ xinh xắn để trẻ cảm nhận được những câu chuyện thú vị từ nón bảo hiểm.

2. Dạy trẻ cách bảo quản nón bảo hiểm

Người lớn chúng ta đều biết, mũ bảo hiểm bảo quản đúng cách sẽ có tuổi thọ rất lâu. Hãy nói điều ấy với trẻ. Các bé cần được biết lợi ích của việc giữ gìn nón bảo hiểm đúng cách và các kỹ năng bảo quản nón bảo hiểm.

Bạn cần phải tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em sao cho đúng nhất.

Trẻ em bảo quản nón bảo hiểm theo cách của các em. Bạn hãy chỉ cho trẻ, nón bảo hiểm không phải là đồ chơi, các bé không nên ném mũ bảo hiểm, chuyền tay từ bạn này qua bạn khác. Việc làm đó vừa gây ra nguy hiểm cho các bé, lại vừa gây ra các vết trầy xước, hoặc nặng hơn là các mảnh vỡ.

Nói với trẻ, mũ bảo hiểm là tài sản cá nhân, và là người bạn rất đáng yêu, đừng bỏ quên bạn ấy đâu đó ở những chỗ mà con đã đến.

Và một điều nữa, rất quan trọng, bạn nên nhắc bé, hãy báo ngay với người lớn khi phát hiện nón bảo hiểm của mình có dấu hiệu hư hỏng. Không nên để be doi mu bao hiem như vậy sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

 

Tạo cho trẻ thói quen giữ gìn nón bảo hiểm là việc làm cần thiết

Trẻ em không thể bảo quản nón bảo hiểm bằng tất cả các kỹ năng của người lớn, tuy nhiên, bạn nên chỉ cho bé những thao tác đơn giản để trẻ biết trân trọng những đồ vật xung quanh, dù là nón bảo hiểm hay bất kỳ món đồ nào khác.

Lứa tuổi của trẻ con đòi hỏi các thông tin mới mẻ vì trẻ đang trong giai đoạn khám phá thế giới xung quanh. Bạn hãy xem trẻ như một người bạn để sẵn sàng chia sẻ và giải đáp thắc mắc. Về thế nào là đội mũ bảo hiểm đúng cách và bảo quản nón bảo hiểm, chúng tôi sẽ là người bạn, để cùng bạn giải đáp với trẻ.

3. Các độ tuổi phù hợp đội nón bảo hiểm

Bé mấy tuổi đội mũ bảo hiểm là được? Theo quy định của luật giao thông đường bộ, trẻ em từ 6 tuổi trở lên bắt buộc phải đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô và xe gắn máy.

Từng có ý kiến cho rằng trẻ em dưới 6 tuổi không nên đội nón bảo hiểm vì sẽ gây chấn thương cổ. Điều này là đúng hay sai? Thực tế, điều này chỉ đúng khi bạn chọn loại nón bảo hiểm không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Các bác sĩ cho biết, xương sọ của trẻ tuy có tính đàn hồi cao nhưng rất mềm so với người lớn, vẫn còn thóp, tỉ lệ nước trong não nhiều và có rất nhiều mạch máu. Chính vì thế, khi có sự va đập xảy ra, chấn thương sọ não dẫn đến tụ máu não ở trẻ là vô cùng nguy hiểm, khả năng tử vong và tàn tật suốt đời là rất cao.

Hãy bảo vệ con bạn bằng những kiến thức khoa học đúng đắn.

Ngoài ra, trẻ nhỏ còn được người lớn đưa ra đường tham gia giao thông rất nhiều vì các nhu cầu đi lại khác nhau. Và khoảng cách từ vị trí của nhỏ khi ngồi trên xe gắn máy xuống mặt đường là khoảng 1,5m. Đây là khoảng cách khiến bé bị rơi nếu có va chạm, chấn thương phần đầu là điều không thể tránh khỏi.

Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe cho rằng, việc đội mũ bảo hiểm không ảnh hưởng gì đến sự phát triển xương cổ của trẻ. Nếu có điều đó xảy ra, chỉ có thể là do người lớn không chọn đúng mũ bảo hiểm phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, trẻ em thậm chí được đội mũ bảo hiểm từ 6 tháng tuổi để đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.

 

 

Đội mũ bảo hiểm đúng cách cho trẻ 2 tuổi không gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ.

Vậy cốt lõi trong vấn đề này không còn là nên hay không nên nữa, mà là đúng hay chưa đúng. Nghĩa là bạn đã chọn đúng xưởng sản xuất mũ bảo hiểm hay chưa và đã chọn đúng mũ phù hợp với trẻ hay chưa?

Mũ bảo hiểm cho trẻ 2 tuổi đặc biệt hơn các loại mũ khác về kích thước và khối lượng. Đó phải là mũ siêu nhẹ để an toàn cho sự phát triển của trẻ và có kích thước vừa vặn, không quá rộng hoặc chật khiến trẻ khó chịu nhưng chưa thể nói với người lớn được.

Để việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ 2 tuổi không phản tác dụng, bạn cần lưu ý những đặc điểm của mũ bảo hiểm trẻ em ở độ tuổi này. Bên cạnh đó, tìm một xưởng sản xuất mũ bảo hiểm uy tín, đảm bảo chất lượng để mua mũ cho bé cũng quan trọng không kém. Cần cẩn trọng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Với các chính sách chăm sóc khách hàng tối ưu, miễn phí thiết kế, sản xuất nón mẫu, giao hàng, công ty sản xuất nón bảo hiểm Thắng Lợi mang đến cho khách hàng những sản phẩm ưng ý nhất.

Bên cạnh việc phục vụ các doanh nghiệp lớn với số lượng đặt hàng khổng lồ, Thắng Lợi cũng là công ty sản xuất nón bảo hiểm trẻ em uy tín, chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất và góp phần xây dựng quy tắc đội mũ bảo hiểm an toàn đúng quy cách cho cộng đồng.

Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0909201144