10:00 16/11/2018

 

Một số người chỉ đội mũ bảo hiểm cho con theo…hứng thú, khi thì đội, khi thì không có cũng chẳng sao, vì đó chỉ là lời khuyên, pháp luật không quy định phải đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Nhưng, ở vai trò làm cha mẹ, hãy xem việc đội mũ bảo hiểm cho con là trách nhiệm! Không chỉ nên đội mũ bảo hiểm cho bé, chúng ta cần tìm cho con những sản phẩm chất lượng được sản xuất bởi những cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm uy tín và tâm huyết.

1. Liên hợp quốc khuyến cáo nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ em

Từ năm 2008, tại Hà Nội, tổ chức Liên hợp quốc đã kêu gọi các bậc phụ huynh ở Việt Nam đội nón bảo hiểm phù hợp về kích cỡ cho con để giảm thiểu tai nạn khi tham gia giao thông.

Đại diện Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng việc thực thi đội mũ bảo hiểm cho trẻ em thể hiện cam kết nghiêm túc của chính phủ trong việc bảo vệ tính mạng và phòng ngừa thương tích.

Đội mũ bảo hiểm là trách nhiệm của người lớn. Thực tế cho thấy, việc mũ bảo hiểm cho bé đi xe máy đã góp phần rất lớn giảm tỷ lệ chấn thương sọ não do tai nạn gây ra.

Các tổ chức thế giới khuyên các bậc phụ huynh nên đội nón bảo hiểm cho con

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng nhấn mạnh thêm một lần nữa, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em thực sự là trách nhiệm của người lớn. Và các bậc phụ huynh nên biết rằng, chưa có một bằng chứng nào cho thấy việc đội mũ bảo hiểm đúng cách gây tổn thương ở cổ.

Ngược lại, thực tế đã chứng minh, đội nón bảo hiểm từ các cơ sở sản xuất nón bảo hiểm đúng chất lượng, đúng cách là biện pháp hữu hiệu giảm tỷ lệ thương tích ở đầu và tử vong do tai nạn xe máy, xe mô tô.

2. Đội mũ bảo hiểm cho con là trách nhiệm của cha mẹ

Không phải chỉ đến khi các tổ chức có liên quan đưa ra lời khuyên thì chúng ta mới nhận ra rằng đội mũ cho con là trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Mà trách nhiệm đó, phải xuất phát từ tình yêu bao la và khao khát bảo vệ mãnh liệt của người làm cha làm mẹ đối với con cái.

Người lớn chúng ta dường như đã quen với việc đội nón bảo hiểm khi đi xe gắn máy ra đường nhưng thường lại không mấy chú ý việc đội nón bảo hiểm cho trẻ vì lý do: trẻ em chỉ đi kèm thôi.

Đó chính là những sai lầm dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho nhiều ông bố bà mẹ.

Đừng quên đội nón bảo hiểm cho trẻ khi đi xe máy! Bạn phải bảo vệ con mình trước những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cẩn trọng một chút trong đi lại hằng ngày, chúng ta không mất mát gì cả, nhưng đảm bảo cho các thiên thần của mình luôn được an toàn.

         

Nón bảo hiểm trẻ em chất lượng

Hãy tạo thói quen đội nón cho trẻ em

Nếu như bạn quen với việc đội nón bảo hiểm khi ra đường như sự tự ý thức bảo vệ bản thân mà không phải vì đối phó với pháp luật, thì cũng hãy tạo thói quen bảo vệ con cái của mình như thế.

Tạo thói quen đội nón bảo hiểm cho các con khi đi xe máy, bạn sẽ đồng thời tạo cho con cảm giác không thể thiếu một chiếc nón bảo hiểm khi ra đường.

Điều này tốt cho bé về sau khi đã hình thành ý thức và nhận biết hành động. Bé sẽ mặc định đi xe máy là phải đội nón bảo hiểm, bạn không cần phải nhắc nhở hay giải thích rườm rà.

Nói cho trẻ biết mũ bảo hiểm là người bạn hữu ích

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ, quan trọng nhất là bạn phải thuyết phục bé trong lần đầu tiên. Các bậc phụ huynh không nên ép con, không nên đe dọa bé, khiến bé cảm thấy miễn cưỡng, bị ràng buộc.

Sự ham thích trong lần đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Nó tạo nên ấn tượng tốt hoặc không tốt trong não bộ còn non nớt của trẻ con.

Bạn hãy từ từ giảng giải cho bé những lợi ích mà mũ bảo hiểm mang lại cho con người. Nếu có thể, hãy nói điều đó bằng ngôn ngữ của trẻ con, giúp bé dễ dàng cảm nhận và hiểu.

Hãy nói rằng, các cô chú làm mũ bảo hiểm trẻ em là để bố mẹ được quan tâm con nhiều hơn. Mũ bảo hiểm không có gì đáng sợ, mà nó rất “hiền”, rất “tốt bụng”.

Mũ bảo hiểm như một người bạn đáng yêu, sẽ đi cùng con trong trên đường và bảo vệ con khi cần thiết.

Chọn cho trẻ kiểu mũ phù hợp với lứa tuổi

Các bậc phụ huynh cần có đầy đủ những kiến thức cơ bản về việc mua và đội mũ bảo hiểm cho bé, để không gây ra tác dụng ngược.

Đối với trẻ em, bạn cần được tư vấn kỹ trong việc cách chọn mũ bảo hiểm cho trẻ em sao cho phù hợp với độ tuổi và sở thích của con mình.

Bạn hãy chọn mũ bảo hiểm phù hợp với lứa tuổi cũng như sở thích của trẻ

Trẻ em mấy tuổi đội nón bảo hiểm là được?  Thật ra, trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần được bảo vệ bằng những loại mũ bảo hiểm khác nhau.

Trẻ em từ 2- 3 tuổi cần đội loại mũ có khối lượng siêu nhẹ, để đảm bảo cho sự phát triển xương cổ của bé.

Trẻ em 5 - 7 tuổi cần loại mũ có sự thu hút về kiểu dáng và màu sắc, vì đây là tuổi các bé có sự nhận biết và tò mò về màu sắc và thế giới xung quanh.

Cũng như thế, với các bé ở lứa tuổi học sinh tiểu học, bạn có thể để bé tự lựa chọn mũ bảo hiểm cho mình theo sở thích để bé cảm thấy thoải mái và hình thành ý thức  trách nhiệm cho mình.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mũ bảo hiểm cho trẻ em với kiểu dáng, màu sắc, mũ bảo hiểm hình con vật với thiết kế khác nhau.

Trong đó, mũ bảo hiểm nửa đầu là loại đang được sử dụng phổ biến nhất nhờ sự tiện lợi và thoải mái. Bạn có thể chọn thiết kế mũ bảo hiểm tùy theo ý thích của bé nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất hãy mua chiếc mũ có kiểu dáng che sâu xuống phần đầu bên dưới của trẻ.

Lý do là vì ở trẻ em, dây thần kinh số 7 nằm ở vị trí hơi lộ ra bên ngoài nên cần được bảo vệ tốt để tránh bị tổn thương khi tai nạn xảy ra.

Thường thì thông số về kích thước của mũ sẽ được đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm trẻ em đính kèm bên trong sản phẩm.

Nhưng để biết chính xác mũ có vừa với bé hay không, bạn cần cho con đội thử, sau đó dùng tay đẩy nhẹ mũ tới trước, ra sau, sang phải rồi sang trái. Nếu quá dễ dàng để di chuyển thì nghĩa là mũ quá rộng so với đầu của bé. Ngược lại, khi đội mũ, trên trán bé xuất hiện vết hằn thì có nghĩa là mũ bị chật.

Bạn cũng cần lưu ý, chọn mũ bảo hiểm có khối lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ để tránh bị ảnh hưởng đến cột sống khi đội. Các bé 2 tuổi có nên đội mũ bảo hiểm không thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo về chất lượng các sản phẩm mũ bảo hiểm cho bé dưới 1 tuổi thật kỹ trước cũng như có nên dùng có trẻ hay không, tránh việc tự ý sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho bé.

Với trẻ 3 tuổi thì nên chọn loại siêu nhẹ khoảng 100g. Với mũ bảo hiểm trẻ em 4 tuổi thì có thể cho đội mũ khoảng 250g là phù hợp.

 Xem thêm nonbaohiemthangloi.com.vn

3. Tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm chất lượng

Dù là mũ bảo hiểm trẻ em hay mũ bảo hiểm người lớn, vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm chính là chất lượng của sản phẩm. Mũ bảo hiểm đúng chất lượng cần đáp ứng những tiêu chí được quy định sau đây:

  • Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
  • Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
    • Trường hợp nón có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
    • Trường hợp nón bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
    • Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm. 

Nón bảo hiểm trẻ em chất lượng đạt chuẩn

  • Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Ngày càng có nhiều đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm trẻ em xuất hiện trên thị trường. Việc mua mũ bảo hiểm cho trẻ vì thế cũng trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn.

Nhưng để chọn được sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và phù hợp với trẻ thì lại không hề đơn giản một chút nào. Bên cạnh các sản phẩm chất lượng, vẫn tồn tại nhiều loại mũ bảo hiểm phẩm chất kém, làm giả, làm nhái, khiến nhiều người nhầm lẫn.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều trên đây, để bảo vệ gia đình thân yêu của mình, từ những điều nhỏ nhất.