Khác với loại mũ bảo hiểm che nửa đầu mà nhiều người thường hay đội, mũ bảo hiểm fullface có hình dạng và cấu tạo phủ kín phần đầu, nghĩa là bao gồm cả vùng mặt và cằm. Sau đây, công ty chuyên nhận đặt làm nón bảo hiểm theo yêu cầu Thắng Lợi xin chia sẻ với bạn một vài hướng dẫn cách chọn size nón fullface, cách đo size mũ bảo hiểm fullface cũng như một số kinh nghiệm cần thiết để chọn được chiếc mũ đúng chuẩn, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nếu bạn đang tìm hiểu mũ full face là gì thì hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ được về mũ bảo hiểm cả đầu.
1. Tìm hiểu về mũ bảo hiểm fullface
1.1 Mũ bảo hiểm fullface là gì
Mũ fullface là gì? Fullface là 1 loại mũ bảo hiểm có khả năng bảo vệ vùng đầu rất tốt, chống va đập và độ bền cao. Loại mũ này thường được sử dụng cho người điều khiển mô tô phân khối lớn để đảm bảo an toàn tính mạng, tránh khỏi những chấn thương đầu nghiêm trọng.
Nhiều người không thích đội loại nón này vì cho rằng nó nóng, hầm, thiếu gió. Tuy nhiên đa số mũ bảo hiểm fullface hiện nay có trang bị thêm lỗ thông khí khá tốt nên bạn không phải lo khi đội sẽ đổ nhiều mồ hôi. Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khoảng 35% số tai nạn làm vùng cằm của người lái bị tổn thương nặng. Nên loại nón che cả phần cằm này sẽ giúp bảo vệ người đội tối ưu.
1.2 Các loại mũ bảo hiểm fullface
Full face có nhiều kiểu nón nhưng thường được chia làm 3 loại nón bảo hiểm full đầu: một là nón bảo cả đầu thông thường, hai là dạng nón cào cào (loại có vành phía trên và phần bảo vệ cằm thì dài ra) hoặc ba là nón Flip-Up, hay còn gọi là nón lật hàm. Loại này nhìn giống mũ full đầu thông thường nhưng mặt trước của nón có thể kéo lên để biến thành một chiếc nón 3/4.
Nón cào cào
Mũ bảo hiểm cào cào thường xuất hiện cùng với những chiếc xe địa hình và off - road. Vì thiết kế có độ an toàn và bảo vệ đầu tối đa nên bên trên có một cái vành che lớn cộng với phần cằm được làm dài hơn bình thường để tăng thêm khả năng bảo vệ cho người đội đồng thời tăng thêm hiệu quả lưu thông khí làm mát. Những chiếc mũ cào cào thường không có kính đi kèm do đó người mua có thể tùy chọn loại kính cho mũ bảo hiểm phù hợp với mục đích của mình.
Nón Flip-up
Chiếc mũ linh động này có phần bảo vệ khuôn mặt được gắn với phần mũ qua 2 khớp nối. Chính bởi sự linh động này nên độ bảo vệ có thể thấp hơn một chút so với loại mũ fullface thông thường và mũ cào cào. Nhưng với những người đội mũ bảo hiểm trùm đầu hằng ngày thì flip-up lại là một lựa chọn hợp lý.
1.3 Mũ bảo hiểm fullface chất lượng
Nón bảo hiểm fullface chất lượng là nón đạt chuẩn của bộ Khoa học và Công nghệ đồng nghĩa với việc các bộ phận của nón phải đáp ứng được các tiêu chuẩn: vỏ nón chịu lực và phân tán lực đều, mút xốp giảm chấn thương, lớp lót êm ái, dây và khóa an toàn chắc chắn.
Về thiết kế, mũ trùm đầu liền khối hay flip-up đều phải đảm bảo được các phần bảo vệ đầu, sau gáy và khuôn mặt. Thiết kế ôm theo hình dáng của đầu và cằm để đảm bảo thoải mái di chuyển của cổ đồng thời phát huy tối đa tác dụng bảo vệ của mũ.
Vỏ của nón thường được làm từ nhựa ABS tổng hợp một số loại cao cấp hơn còn được làm từ hợp kim sắt. Dù là làm bằng nguyên liệu gì đi chăng nữa thì nguyên liệu phải có khả năng chịu lực, chịu va đập tốt, bền bỉ, bảo vệ người sử dụng an toàn trước những va chạm ngoài ý muốn.
Phần mút xốp của mũ được làm từ xốp EPS được ép dưới tỷ trọng cao. Đạt độ dày và cứng tiêu chuẩn nhưng vẫn đảm độ đàn hồi, thiết kế sát với phần vỏ nón để có thể nhận và triệt tiêu phần lực tác dụng từ vỏ nón để không gây ảnh hưởng tới phần đầu người sử dụng. Ngoài ra, phần mút xốp giảm chấn và vỏ nón phải được thiết kế một cách chính xác để khi đội lên, trọng lượng nón phân bố đều, không có cảm giác nặng đầu hay mỏi cổ mà vẫn đảm bảo an toàn.
1.4 Khi nào nên đội nón bảo hiểm fullface
Mũ bảo hiểm cả đầu là loại nón bảo hiểm có độ an toàn cao nên fullface rất được sự ưa chuộng của giới biker, đây cũng được coi là mũ bảo hiểm phượt bởi độ an toàn khi sử dụng. Khi các dòng nón bảo hiểm bắt đầu phổ biến và trở thành “vật bất ly thân” của bất kỳ người Việt Nam nào khi điều khiển xe máy tham gia giao thông thì nón bảo hiểm full face hoàn toàn không được ưa chuộng vì hình dáng “to bự”, cồng kềnh cũng như giá thành đắt đỏ hơn hẳn các dòng mũ bảo hiểm honda hay các loại nón bảo hiểm khác. Nhưng hiện nay, mọi thứ đã thay đổi, loại mũ này càng ngày càng chứng tỏ được vị thế riêng không thể thay thế được trên thị trường nón bảo hiểm. Bạn đừng hiểu nhầm đây là loại mũ bảo hiểm chỉ dành cho những người đi xe phân khối lớn. Nếu muốn an toàn hơn khi di chuyển bằng xe máy, bạn hoàn toàn có thể dùng sản phẩm này di chuyển hằng ngày.
Đội nón fullface cho người lái cảm giác yên tâm và vững vàng khi lái xe. Chúng có thiết kế bao phủ, ôm trọn phần đầu và được đánh giá là loại mũ đảm bảo an toàn tốt nhất trong tất cả các loại mũ bảo hiểm trên thị trường hiện nay. Ngoài chức năng bảo vệ, mũ còn có khả năng chắn gió, chắn bụi bẩn rất tốt. Nhờ những đặc điểm đó nên mũ bảo hiểm nguyên đầu thường được sử dụng cho người lái xe mô tô phân khối lớn, người hay đi xa, các phượt thủ hoặc những ai thường lái xe với tốc độ cao. Bạn chỉ cần lưu ý chọn size nón fullface đúng với size đầu của mình là có thể yên tâm khi di chuyển.
➤ Xem thêm Quy định đội mũ bảo hiểm có cằm trong quân đội
2. Cách chọn nón (mũ) bảo hiểm fullface
Nên mua mũ bảo hiểm fullface nào khi có quá nhiều loại mũ fullface như hiện nay. Hãy dựa vào thương hiệu nón bảo hiểm, dựa vào đánh gía của người khác hay cách chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn được chuyên gia giới thiệu ở các bài báo và diễn đàn.
Nếu chọn mũ bảo hiểm dựa vào thương hiệu bạn cần biết, hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất nón bảo hiểm từ châu Á đến châu Mỹ đang cung cấp dòng nón này nhưng không phải đơn vị nào cũng chế tạo được sản phẩm đảm bảo chất lượng cần thiết. Nếu muốn chọn lựa được chiếc nón bảo hiểm an toàn, tốt nhất bạn nên mua của những thương hiệu uy tín như: AGV, Arai, HJC, Shoei,.. Đây đều là những hãng sản xuất mũ bảo hiểm nổi tiếng, được rất nhiều tay đua mô tô trên thế giới tin dùng trong các giải thi đấu. Size mũ fullface của những hãng này cũng được thiết kế chuẩn với size đầu của nhiều người. Vì vậy nên mua nón fullface nào còn tùy vào sở thích và thói quen sử dụng mũ của bạn.
Nếu đã trót phải lòng 1 mẫu bảo hiểm nào đó, bạn cần kiểm tra xem chiếc mũ đó có được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng DOT hay không. Ngoài ra, cũng có các tiêu chuẩn như Snell, Ece,.. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua mua hoặc làm quà tặng nón bảo hiểm nhé.
Mũ bảo hiểm fullface đạt chuẩn
Để tránh mua nhầm nón bảo hiểm giá rẻ kém chất lượng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
2.1 Trọng lượng của mũ bảo hiểm
Trọng lượng của chiếc mũ phụ thuộc rất nhiều và chất liệu vỏ nón và mút xốp. Hãy chú ý khi bạn thường di chuyển trên hành trình dài nên chọn loại mũ bảo hiểm có trọng lượng phù hợp với cơ cổ của bạn. Nếu bạn chỉ di chuyển ngắn hằng ngày thì có thể tùy ý chọn trọng lượng mũ, miễn là mũ đảm bảo an toàn và bạn cảm thấy thoải mái khi đội.
2.2 Chọn đúng size nón fullface
Việc chọn đúng size rất quan trọng không chỉ sản phẩm nón cả đầu này hay các loại mũ bảo hiểm khác. Tham khảo cách đo size mũ bảo hiểm fullface để có thể chọn được chiếc mũ vừa với đầu của bạn. Mũ bảo hiểm quá rộng hay quá chật đều có thể mang lại nguy hiểm khi đang điều khiển xe. Có nhiều cách chọn size nón fullface nhưng cách đơn giản nhất vân là tới trực tiếp cửa hàng để đội thử. Nếu không quá xa cửa hàng, Thắng Lợi khuyên các bạn hãy đến mua mũ bảo hiểm trực tiếp .
2.3 Lớp lót êm ái
Kiểm tra lớp lót cẩn thận, lớp lót của nón phải thực sự dày và êm, nếu không sẽ gây đau đầu trong quá trình sử dụng. Bạn nên chú ý chi tiết này, tuy không liên quan đến độ an toàn của nón nhưng lại liên quan mật thiết đến sự thoải mái của người dùng trong quá trình sử dụng. Nếu bạn chọn một chiếc mũ đảm bảo được độ an toàn nhưng lại rất đau đầu do lớp lót quá mỏng, bạn sẽ thấy khó chịu trong khi điều khiển xe nên độ an toàn cũng mất đi.
2.4 Giá thành hợp lý
Khi mua nón, nên chọn các dòng sản phẩm của các thương hiệu lớn, cửa hàng lớn và uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, khi mua các bạn nên chú ý đến giá tiền của sản phẩm, thông thường các nón fullface có giá giao động trên 500.000 VNĐ cho đến hàng triệu VNĐ. Nếu giá thấp hơn nữa thì nguy cơ chất lượng thấp là vô cùng lớn.
Cuối cùng, không nên mua những chiếc mũ đã qua sử dụng rồi. Thông thường khi sử dụng từ 3 – 5 năm là phải thay nón một lần, nhưng khi mua nón đã qua sử dụng, bạn sẽ không xác định được thời gian nón đã sử dụng là bao lâu. Thêm vào đó, nón bảo hiểm thường có khả năng bảo vệ tốt nhất trong lần đầu tiên, sau khi chịu lực tác động, khả năng bảo vệ sẽ giảm dần, vì thế bạn không thể biết được nón đã từng bị va đập nhiều lần hay chưa, khả năng bảo vệ có còn tốt hay không khi mua nón đã qua sử dụng. Tuy giá cao hơn chút đỉnh nhưng lại an toàn hơn rất nhiều.
-
Luôn kiểm tra tem nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, thông tin nhà sản xuất, tem CR kiểm định chất lượng.
-
Hỏi nhân viên tư vấn về chế độ bảo hành trong quá trình sử dụng.
-
Cầm nón xem có chắc tay hay không, kiểm tra lớp vỏ nón xem có chắc chắn, lớp sơn đều màu, phần đệm lót trong dễ dàng tháo lắp…
-
Đội thử để kiểm tra độ vừa vặn. Chú ý: bạn phải chọn nón đúng kích thước đầu, không được quá chật gây khó chịu khi đội (thậm chí là nhức đầu, hoa mắt, chóng mắt) hoặc quá rộng (có thể văng ra khỏi đầu khi gặp tác động mạnh).
-
Mở - đóng phần khóa cài nhiều lần để kiểm tra độ chắc chắn của bộ khóa.
-
Xem kỹ phần kính: độ trong có phù hợp không, bạn nên chọn kính chống chói và chống nắng để đảm bảo an toàn và sức khỏe khi tham gia giao thông.
Tuyệt đối không chọn những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng. Những vụ tai nạn gần đây đều có nguyên nhân từ mũ bảo hiểm kém chất lượng. Nguy hiểm hơn nhiều vụ tại nạn có thương tích nhẹ nhưng mũ bảo hiểm kém chất lượng nên đã gây nguy hiểm tới tính mạng.
Hãy tham khảo cách chọn mũ bảo hiểm fullface nếu bạn chưa chắc chắn chọn được một chiếc mũ đúng size, đúng chuẩn chất lượng.
3. Cách chọn & đo size mũ bảo hiểm fullface
Size nón fullface cũng tương tự như size mũ bảo hiểm thông thường. Vì đây là dạng mũ bảo hiểm ôm kín đầu nên việc tìm đúng size mũ sẽ rất quan trọng. Nếu đội mũ quá chật thì sẽ gây bí, hầm nóng và ngột ngạt. Ngược lại, nếu quá rộng, mũ sẽ dễ bị chuyển dịch trong quá trình chạy xe, gây mất an toàn cho người lái. Cách chọn size nón bảo hiểm phổ biến hiện nay là dựa vào kích thước của đầu bạn. Cách chọn size mũ bảo hiểm fullface cũng vậy.
Để đo size nón fullface bạn cần chuẩn bị một thước dây. Sau đó đặt dây vòng quanh trán, cách phía trên mắt khoảng 4 cm để đo chu vi vòng đầu của bạn, rồi lấy số đo đó so với bảng size của từng nhà sản xuất. Vì mỗi hãng có cách tính size khác nhau cho nên bạn hãy vào website của hãng rồi trả bảng size để có kết quả chính xác nhất.
Bạn có thể tham khảo bảng size đầu mũ bảo hiểm chuẩn dưới đây và tiến hành đo kích thước đầu để chọn được kích thước nón bảo hiểm phù hợp.
Helmet Size |
S |
M |
L |
XL |
XXL |
Head Size (cm) |
54-55 |
56-57 |
58-59 |
60-61 |
62-63 |
Tuy nhiên cách đo size mũ bảo hiểm fullface có thể linh động theo dáng đầu của bạn. Ví dụ khi bạn đo size mũ bảo hiểm của đầu mình bằng 58 nhưng khi đội mũ bảo hiểm fullface nhưng khi đội thử bạn có thể xoay mũ bảo hiểm một cách thoải mái thì hãy chuyển sang đội mũ size M. Không nên theo duy nhất 1 cách chọn size mũ fullface cố định.
Thiết kế nón fullface tối giản, hiện đại
Mỗi công ty sản xuất nón bảo hiểm sẽ có sai khác nhất định trong cách chọn size nón bảo hiểm nên tốt nhất bạn nên đội thử nón để chọn lựa chính xác nhất. Để thử size mũ, hãy đội nó vào, sau đó giữ chặt mũ bằng 2 tay và xoay đầu sang trái/phải. Nếu bạn có thể thoải mái di chuyển đầu nghĩa là mũ quá rộng. Và ngược lại, nếu hai bên đầu hoặc sau gáy bạn cảm thấy bị ép thì size mũ bảo hiểm fullface đó nhỏ hơn so với đầu của bạn. Bạn hãy tham khảo bảng size của thương hiệu để chọn nón kín đầu hoặc mũ bảo hiểm có cằm phù hợp nhé.
Với những hướng dẫn về cách cách đo size mũ bảo hiểm fullface và cách chọn size nón fullface trên đây, hy vọng bạn đã có thể lựa chọn được cho mình chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng và phù hợp với bản thân nhất. Bạn cũng có thể dựa vào đó để có cách chọn size mũ bảo hiểm 3/4, mũ ½, mũ bảo hiểm có kính chính xác hơn. Công ty sản xuất mũ bảo hiểm và phụ kiện nón bảo hiểm Thắng Lợi Chúc bạn luôn an toàn trong mọi chuyến hành trình!