Biết được cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, chuẩn quy tắc an toàn sẽ giúp bản thân cảm thấy an tâm và tự tin hơn khi chạy xe hàng ngày trên đường. Nón sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ bản thân người tham gia giao thông khi điều khiển các phương tiện như mô tô, xe máy... Ngoài việc mua một chiếc nón chất lượng phù hợp với nhu cầu và thẩm mỹ thì đội mũ sao cho đúng cũng rất quan trọng. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm fullface, nón ¾ cũng như cách chỉnh dây không bị chật, hay bị rộng dễ dàng nhất. Nhằm tránh những tác nhân xấu cho sức khỏe cũng như sự an toàn cho người đội khi điều khiển phương tiện giao thông.
1. Lưu ý cách đội mũ bảo hiểm đúng cách
Rất nhiều người thường không để tâm cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, nhưng việc này đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho chính bản thân khi đi ra đường. Một số trường hợp không chú ý đến chất lượng của nón mà hay đặt nặng vấn đề về giá thành và kiểu dáng bên ngoài, dẫn đến việc mua và sử dụng những chiếc mũ không đảm bảo chất lượng cũng như không vừa với đầu mà dẫn đến đội sai cách.
Cách đội mũ bảo hiểm đúng cách với việc chọn nón vừa kích thước đầu
Một số lưu ý khi đội
Dù cho đã nắm vững cách đội đúng chuẩn nhưng cũng nên chú ý các điều sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi điều khiển phương tiện giao thông.
Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn: Hiển nhiên, khi đội đúng chuẩn cỡ nào nhưng lại dùng một chiếc mũ không đạt chuẩn thì cũng sẽ khiến mọi điều trở nên vô nghĩa. Chính vì thế, ngay từ đầu nên chọn mua một chiếc nón chất lượng để tham gia giao thông một cách an toàn.
Chọn nón có kích thước vừa với đầu: Dù cho chỉnh dây thích hợp đến đâu nhưng khi đội nón quá rộng thì sẽ không ôm sát được vòng đầu có khả năng làm nón bật ra đằng sau hay rơi ra khi va chạm.
Hạn chế dùng các phụ kiện chèn bên trong hoặc buộc tóc quá cao: điều này sẽ làm chèn ép, ảnh hưởng không tốt đến phần đầu và không đảm bảo an toàn.
Chọn mũ bảo hiểm chất lượng: việc đội đúng cách cũng sẽ đi đôi với một chiếc mũ chất lượng. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân khi đi trên đường. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong việc đội đúng quy chuẩn.
Xưởng Thắng lợi chuyên sản xuất và cung cấp nón bảo hiểm chất lượng uy tín
Không dùng lại mũ đã qua va chạm mạnh hay nứt vỡ: với một chiếc mũ đã trải qua va chạm mạnh đã làm giảm khả năng bảo vệ và đã có dấu hiệu nứt thì càng không nên sử dụng lại.
Vệ sinh định kỳ: nên vệ sinh mũ sạch sẽ sau một khoảng thời gian sử dụng. Tránh để nón ướt mà không phơi sẽ làm cho vi khuẩn có khả năng phát triển, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Đồng thời, mũ bảo hiểm nửa đầu hay các loại khác đều được thiết kế với phần nhựa cứng bao bọc bên ngoài cùng phần xốp bên trong giúp chống lại các lực tác động và va chạm không mong muốn. Với thiết kế như vậy giúp giảm thiểu lực đập, lực tác động lên phần đầu, giảm tối đa các chấn thương nghiêm trọng cho đầu và não. Biết được cách đội đúng cách còn giúp bản thân tránh các trường hợp có thể xảy ra như: nặng đầu, bí đầu và hưởng đến xương cổ…
Các lỗi liên quan đến việc đội mũ bảo hiểm
Để bảo vệ bản thân cũng như những người khác thì cần hiểu rõ được cách đội mũ bảo hiểm đúng cách cũng như tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn giao thông. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn còn mắc phải các lỗi này do chưa hiểu rõ hết. Dưới đây sẽ là tổng hợp các lỗi liên quan:
Đội mũ đúng cách bằng việc chọn mua một chiếc mũ phù hợp
Mức phạt cho việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
Theo khoản 2 Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ 2008, thì người ngồi trên xe, người điều khiển mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ đạt chuẩn và cài quai nón đúng với quy cách. Đối với người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia thao thông thì có thể bị phạt ở mức tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp sẽ không bị phạt nếu thuộc một trong 3 trường hợp này: Chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 06 tuổi; hay trong trường hợp áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Không cài quai mũ bảo hiểm hoặc cài quai không đúng quy cách có bị phạt tiền?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người chở hoặc ngồi trên xe mô tô, xe máy có đội mũ nhưng không cài quai hoặc cài quai không đúng quy cách khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Đối với người đi xe máy điện hoặc người ngồi trên xe máy điện có cần phải đội mũ bảo hiểm?
Tương tự như xe mô tô, xe máy thì người sử dụng phương tiện giao thông bằng xe máy điện cũng phải đội mũ, mức phạt cũng tương tự là sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng khi vi phạm.
Mẫu bảo hiểm có thiết sáng tạo, năng động
➤ Xem thêm in logo lên nón bảo hiểm
2. Các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách
Nắm rõ các bước đội đúng cách không chỉ bảo vệ tính mạng và sức khỏe mà còn góp một phần công sức vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Sau đây là các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách dễ dàng thực hiện:
Bước 1: Đội và điều chỉnh cho vành trước của mũ song song với chân mày
Sau khi đã mua được một chiếc nón phù hợp thì việc quan trọng là đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu của nón nên cách khoảng 2 ngón tay so với chân mày là đã đội đúng.
Bước 2: Cài quai sao cho khoảng cách giữa quai và cằm là 2 ngón tay
Tiếp theo, cần điều chỉnh phần quai của nón vừa vặn và phù hợp với các góc cạnh của phần cằm. Cài chiếc quai nón cẩn thận sao cho phần lót vừa khít dưới cằm. Thùy tai của người đội sẽ cần ôm sát với hai bên quai. Đặc biệt là không nên để quai mũ bị xoắn, quai sẽ nhanh bị sờn và không đúng chuẩn, làm cho người đội bị đau khi cọ xát.
Bước 3: Kiểm tra xem khi đội đã vừa và không gây khó chịu cho đầu
Sau cùng, để yên tâm rằng là đã đội mũ đúng, không gây khó chịu thì nên kiểm tra lại quai nón. Nếu quay nón đã được cài lại chắc chắn, có thể để vừa 2 ngón tay vào phần giữa cằm và quai nón thì đã đội đúng cách. Việc đưa 2 ngón tay vào để kiểm tra là tránh cho nón quá chật hoặc quá lỏng hay văng ra.
Hình ảnh hướng dẫn các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách
Điều cần quan tâm ban đầu có được một chiếc mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Đồng thời, không nên đội một chiếc nón quá rộng so với đầu của mình vì khi di chuyển rất dễ bị bay hoặc quá chật tạo cảm giác cho cơ thể không thoải mái. Một chiếc mũ không phù hợp cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc đội đúng cách hay là không.
Chiếc mũ vừa vặn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu giúp cho đầu không còn cảm thấy bí bách hay khó chịu khi đội. Khi đội sẽ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.
Với các nội dụng trên trên, đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể và rất nhanh gọn các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách. Khi đó, người đội sẽ không phải khó chịu hay đau đầu, tầm nhìn, tai nghe không bị cản trở khi đội.
➤ Xem thêm Cách nhận biết nón sơn chính hãng & cách phân biệt nón sơn thật (real và fake) từ Thắng Lợi
3. Cách chỉnh dây mũ bảo hiểm đúng chuẩn
Biết được cách chỉnh dây mũ bảo hiểm nhanh chóng và dễ dàng ngay tại nhà này của Thắng Lợi sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Đồng thời, không cần mất quá nhiều thời gian đi đến cửa hàng sửa chữa hay thậm chí là phải mua món mới. Hãy xem kỹ các nội dung dưới đây để bắt đầu điều chỉnh dây cho phù hợp.
Chỉnh dây đúng chuẩn cho các kiểu nón
Chuẩn bị dụng cụ, linh kiện: Mua dây quai mới tương tự như dây cũ hoặc có kích thước vừa với vòng đầu. Chọn mua khóa dây quai giống với khoá cũ. Nếu khoá dây quai là chốt nối bằng nhựa thì có thể dùng tua vít để tháo chốt.
Tháo dây qua cũ của mũ bảo hiểm ra: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ linh kiện thì đã có thể bắt tay ngay vào việc tháo dây quai. Nếu chiếc mũ cũ có phần lưỡi trai thì cần tháo phần lưỡi trai ra trước. Tiếp đến, cẩn thận kéo phần đệm vải và lõi xốp. Sau đó tháo phần đai nối phần dây đai ra khỏi mũ.
Thay dây mới: Công đoạn này cần thực hiện chính xác để lắp dây quai với vào đúng vị trí của dây quai cũ và lớp các lỗ vít trên vỏ mũ. Sau đó dùng kiềm hoặc tua vít để cố định phần dây quai mới, cần vặn chặt, không lỏng lẻo để bảo vệ đầu tốt nhất.
Lắp các phần còn lại như ban đầu: Sau khi thay dây mới thì chỉ cần lắp các phần đã tháo ra như ban đầu và điều chỉnh chiều dài dây cho phù hợp là đã hoàn thành.
Đảm bảo dây quai mũ luôn chắc chắn và vừa với đầu
Với các nội dung trên đã có thể dễ dàng thay một dây quai mũ mới để tiếp tục dùng được chiếc nón hiện tại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Chọn dây mới có chất liệu, kích thước phù hợp, dây cần có độ bền cao và chịu được lực tác động mạnh.
- Thao tác tháo và lắp dây cần thực hiện tỉ mỉ, chắc chắn để tránh gây hỏng nón hoặc vị trí dây không đúng, lỏng lẻo sẽ khiến cho nón có khả năng rơi ra khi va chạm.
- Để chắc chắn là dây mới đã được lắp đúng thì nên kiểm tra nón lại một lần nữa và dây có dấu hiệu hư hỏng thì nên thay một dây mới.
➤ Xem thêm Mũ bảo hiểm cho bé trai & mũ bảo hiểm trẻ em 3 tuổi - 4 tuổi bằng xốp siêu nhẹ
4. Đội mũ fullface có cần đeo khẩu trang không
Nhiều người thắc mắc rằng liệu đội mũ fullface có cần đeo khẩu trang không? Câu trả lời hiển nhiên là nên đeo khẩu trang vì phần kính và van khí của nón chỉ giúp ngăn chặn các loại bụi có kích thước lớn. Chính vì thế, mũ sẽ không hoàn toàn chắn được các loại bụi mịn hay các vi khuẩn lơ lửng trong không khí, để bảo vệ bản thân tốt nhất thì nên đeo khẩu trang. Dưới đây là các đặc tính của loại mũ này giúp hiểu rõ hơn về việc đeo khẩu trang.
Mẫu nón có kết cấu chắc chắn và đệm lót êm, tạo cảm giác thoải mái khi đội
Mũ fullface được tạo ra nhằm bảo vệ toàn bộ phần đầu, kể cả mắt, mũi và cằm của người đội. Mũ có độ bền cao và khả năng chống chịu va đập tốt, thường dùng cho người chạy xe với tốc độ cao với khả năng chống gió tốt giúp hạn chế khả năng ù tai, cay mắt, hay các loại côn trùng bay.
Ưu điểm:
- Nón có cấu tạo bao phủ toàn phần đầu nên sẽ là loại nón có khả năng bảo vệ tốt nhất trong các loại.
- Trang bị thêm hệ thống lưu thông không khí, thuận tiện cho việc hô hấp, không bị cảm giác bí bách khi đội.
- Có kính che giúp ngăn chặn các loại bụi kích thước lớn, che nắng, chống gió, chống chói từ mặt trời.
Nhược điểm:
- Mũ có kích thước lớn và khá cồng kềnh khi có việc cần gấp như cần nghe cuộc gọi điện thoại sẽ gây bất tiện.
- Tuy trang bị hệ thống thông khí nhưng vẫn sẽ gây bí và nóng vào những ngày có nhiệt độ cao hay mùa hè.
- Đối với mũ fullface cho nữ và cả nam đều không đa dạng về mẫu mã, màu sắc như các loại mũ khác.
Mũ được sản xuất theo tiêu chuẩn quân đội
Thông thường, khi lưu thông trên đường thì người đội nón fullface sẽ thường không dùng khẩu trang. Chính bởi vì họ nghĩ rằng với sự bao bọc toàn phần đầu cùng kính chắn phía trước đã đủ để bảo vệ bản thân khỏi các tác hại từ môi trường như khói bụi. Nhưng thật ra, để bảo vệ sức khoẻ bạn thân tốt nhất thì rất nên đeo khẩu trang trong lúc đội nón.
5. Mũ bảo hiểm bị chật nên xử lý như thế nào
Trong trường hợp mũ bảo hiểm bị chật thì có thể xử lý như sau: thay lớp đệm lót bên trong mũ hoặc có thể gọt bớt phần nhựa EPS bên trong.
Đối với việc thay lớp đệm: cần chọn phần đệm mới theo 2 tiêu chí là phù hợp với đầu và đảm bảo được mức an toàn. Đồng thời, nên chọn loại đệm mà khi đội tạo cảm giác êm ái, thoải mái trong thời gian dài.
Sản phẩm nón Vĩnh Tường được sản xuất tại Thắng Lợi
Đối với việc gọt bớt phần nhựa EPS: nên thực hiện cẩn thận để tránh làm giảm mức độ bảo vệ của mũ. Đầu tiên, tháo nhẹ nhàng kính mũ, đệm lót mũ, phần mút EPS và các thành phần bên trong. Tiếp theo, xác định vị trí gây chật cho đầu trên mút và dùng dao rọc giấy gọt mỏng ở mút đến khi cảm thấy không còn gây khó chịu cho đầu. Lưu ý là không nên gọt quá nhiều làm cho đệm mút bị mỏng.
Nhìn chung, đây là vấn đề mà khá nhiều người gặp phải khi lúc mua cảm thấy vừa, nhưng mang về sử dụng thì cảm thấy chật và gây khó chịu cho 2 bên tai. Đừng quá yêu thích chiếc nón mới mà vẫn kiên quyết sử dụng thì có khả năng gây chèn ép mặt và khó thở. Áp lực từ nón có thể gây đau đầu và mệt mỏi, không tập trung khi chạy xe trên đường.
6. Mũ bảo hiểm bị rộng phải làm sao
Trong trường hợp mũ bảo hiểm bị rộng thì có thể khắc phục bằng miếng dán giảm size hoặc thay đổi miếng lót khác dày hơn để vừa mũ vừa với đầu. Quai nón quá rộng sẽ khó mà thực hiện được chức năng bảo vệ của nó mà còn có khả năng làm mũ rơi ra hay tác động thêm vào đầu khi va chạm. Dưới đây là mẹo khắc phục khi gặp phải nan đề: Mũ bảo hiểm bị rộng phải làm sao?
Đối với phần lót bên trong nón là những miếng đệm: Đầu tiên, nhẹ nhàng tháo phần đệm lót và đệm tai của nón ra. Tiếp theo, dùng miếng dán giảm size dán kỹ vào phía trong của vành trước, sau đó dán lại phần đệm lót vào như ban đầu.
Mũ bảo hiểm cao cấp, thiết kế chuẩn với nhiều kích thước tại Thắng Lợi
Đối phần lót bên trong nón là bằng xốp: Đầu tiên, cần tháo rời các bộ phần và phần đệm xốp trong nón. Sau đó tháo băng keo cố định vải lót với xốp, dán miếng giảm size lên lớp lót xốp và dán băng keo cố định lại như ban đầu. Cuối cùng chỉ cần dán lại lớp đệm như ban đầu là hoàn thành.
Sau bài viết này, mong rằng ai trong chúng ta cũng biết cách đội mũ bảo hiểm đúng cách cho mình. Đồng thời, giải quyết được các vấn đề về điều chỉnh dây quai nón phù hợp và có thể hỗ trợ những người thân hoặc bạn bè xung quanh cùng thực hiện đúng chuẩn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Hiện nay, Thắng Lợi là cơ sở cung cấp mũ bảo hiểm uy tín, chất lượng, nhận được nhiều sự tín nhiệm từ hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Các sản phẩm của Thắng Lợi không chỉ đảm bảo về chất lượng cao mà còn đa dạng kể cả nón 3/4 và mũ fullface đáp ứng nhu cầu khách hàng về mẫu mã, màu sắc đa dạng và chính sách hậu mãi tốt.