Sau một thời gian sử dụng nhất định, chắc hẳn, bạn sẽ không thể tránh khỏi tình trạng chiếc mũ bảo hiểm của mình bị bám nhiều bụi bẩn, gây bí bách và tạo cảm giác khó chịu khi đội. Vậy, vệ sinh mũ bảo hiểm thế nào là đúng cách và hợp lý? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp với bài viết sau nhé.
Vệ sinh mũ bảo hiểm – Nên hay không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, khi tham gia giao thông với phương tiện là xe moto, gắn máy, người điều khiển bắt buộc phải thực hiện đội nón bảo hiểm.
Nhiều người thắc mắc rằng, có nên thực hiện vệ sinh mũ bảo hiểm định kỳ hay không? Câu trả lời là có. Bởi, việc đội nón liên tục, đặc biệt là dưới thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi tiết ra nhiều sẽ khiến chiếc nón của bạn dễ dàng bị bám bẩn, tích tụ nhiều vi khuẩn có hại. Đến 1 thời điểm nhất định, yếu tố này còn gây ra những tác động xấu cho người đội. Chẳng hạn như tình trạng gàu, nấm da đầu, tóc dễ bị gãy rụng hơn,...
HOTLINE: 0909 20 1144
Thực tế, việc vệ sinh nón bảo hiểm là cách đơn giản nhất để bạn làm sạch chiếc nón của mình. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, bạn cần tiến hành các công đoạn vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách để đảm bảo vừa làm sạch nón hiệu quả, vừa không gây ảnh hưởng gì đến cấu tạo hay chức năng sử dụng của nón nhé.
> Mẹo vệ sinh mũ bảo hiểm chuẩn nhanh - lẹ - gọn cho bất kỳ ai
> Mũ bảo hiểm phượt – Nên chọn loại nào là tối ưu nhất?
> Top 3 các hãng mũ bảo hiểm nổi tiếng trên thị trường hiện nay
Định kì vệ sinh mũ bảo hiểm thế nào?
Một chiếc nón bảo hiểm chất lượng thông thường sẽ có tuổi đời từ 3 – 5 năm. Trong khoảng thời gian này, bạn cần thực hiện vệ sinh chúng nhiều lần để hạn chế các tác động xấu do vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ gây ra đối với da đầu.
Thông thường, theo khuyến cáo chung thì bạn nên vệ sinh, giặt rửa cho chiếc nón bảo hiểm định kỳ 3 tháng 1 lần. Nếu sử dụng với tần suất lớn hơn, chẳng hạn như các tài xế xe ôm công nghệ thì thời điểm nên vệ sinh nón bảo hiểm có thể rút ngắn lại – khoảng 2 tháng/lần.
HOTLINE: 0909 20 1144
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm đúng chuẩn, đơn giản tại nhà
Nhiều người cho rằng, việc vệ sinh nón bảo hiểm là khá phức tạp. Chính vì thế, không ít đối tượng người dùng đã lựa chọn việc vệ sinh mũ bảo hiểm trực tiếp tại các đơn vị giặt – sấy chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, cách vệ sinh mũ bảo hiểm fullface, mũ bảo hiểm nửa đầu hay mũ dạng ¾ đều khá đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại gia đình với những gợi ý dưới đây.
Bước 1: Thực hiện tháo rời các bộ phận có trên nón bảo hiểm. Đó có thể là kính chắn bụi, đệm lót,... Việc tháo các vật dụng đi kèm này để đảm bảo công tác vệ sinh của bạn được đơn giản, dễ dàng hơn. Tránh trường hợp gây vướng víu không cần thiết.
Bước 2: Sử dụng nước giặt hòa vào nước ấm và ngâm lớp đệm lót riêng (với nón bảo hiểm có phần đệm lót có thể tách rời) hoặc ngâm toàn bộ chiếc nón (với loại nón có phần đệm lót dính chặt trong kết cấu nón). Duy trì bước này trong khoảng 15 phút.
HOTLINE: 0909 20 1144
Bước 3: Sử dụng bàn chải đánh răng (bàn chải không còn sử dụng nữa) để vệ sinh ở các góc cạnh vốn khó làm sạch hoặc lau rửa bằng tay.
Bước 4: Xả sạch lại phần nón – đệm nón đã được ngâm, giặt rửa ở trên bằng nước. Bước này nên thực hiện kỹ lưỡng và xả thật sạch, tránh việc nước giặt còn bám lại trên nón, gây ra tình trạng ngứa da đầu khi đội nón nhé.
Bước 5: Vệ sinh kính chắn gió (nếu có) bằng các loại nước xịt kính chuyên dụng. Nên dùng khăn bông nhẹ để vệ sinh lúc này, tránh làm trầy xước kính, ảnh hưởng đến quá trình quan sát khi sử dụng.
Thông thường, việc vệ sinh mũ bảo hiểm 3 4 (tức mũ dạng ¾) và mũ fullface đòi hỏi bạn mất nhiều thời gian và cần cẩn thận hơn. Bởi, kết cấu nón theo dạng kín. Tuy nhiên, về cơ bản thì bạn cũng sẽ cần thực hiện theo quy trình tiêu chuẩn được gợi ý trên đây.
HOTLINE: 0909 20 1144
Vệ sinh nón bảo hiểm có thể nói là công đoạn cần thiết, thế nhưng khá nhiều người dùng lại không chú trọng. Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã có cho mình những tips lưu ý cần thiết để vệ sinh cho chiếc nón của chính mình. Để được tư vấn thêm các thông tin liên quan về các loại nón bảo hiểm, bạn có thể liên hệ Nón Bảo Hiểm Thắng Lợi ngay hôm nay nhé.